Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2007 - 2008

Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2007 - 2008

Xin chia sẻ cùng các bạn Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2007 - 2008. Đây là đề thi học sinh giỏi vật lý 11 dành cho học sinh ngoài khối Chuyên. Đề được đánh giá là có độ khó trung bình, phù hợp với năng lực của học sinh lớp 11. Đề thi bám sát chương trình học, phân bố kiến thức đều cả ba phần: Cơ học, Nhiệt học, Điện từ. Các câu hỏi trong đề thi được đánh giá là có tính phân loại cao, giúp phân biệt học sinh giỏi với học sinh khá. Chúc các bạn học sinh ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi vật lý 11!

Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2007 - 2008

Câu 1. Chuyển động tròn đều - 2,5 điểm

Một quả cầu nhỏ có khối lượng $m = 500\ \text{g}$ được buộc vào 2 sợi dây nhẹ, không giãn. Hai đầu còn lại buộc vào hai đầu một thanh thẳng đứng. Cho hệ quay xung quanh trục thẳng đứng qua thanh với tốc độ góc $\omega$. Khi quả cầu quay trong mặt phẳng nằm ngang và các sợi dây tạo với nhau thành một góc $90^0$ (Hình 1).

Hình cho câu 1 - Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2007 - 2008

Chiều dài của dây trên là $a = 30\ \text{cm}$, của dây dưới là $b = 40\ \text{cm}$. Cho gia tốc rơi tự do $g = 10\ \text{m/s}^2$. Tính:

  1. Lực căng các sợi dây khi hệ quay với $\omega = 8\ \text{rad/s}$.

  2. Vận tốc góc để dây trên bị đứt, biết rằng dây bị đứt khi lực căng của nó $T = 12\text{,}6\ \text{N}$.

Nhập đáp số ý 1. Vào đây (làm tròn đến 2 chữ số thập phân, ví dụ 2,37):


Nhập đáp số ý 2. Vào đây (làm tròn đến 2 chữ số thập phân, ví dụ 8,00):


Câu 2. Nhiệt - 2,5 điểm

Một mol khí lí tưởng thực hiện chu trình $1-2-3-1$. Trong đó, quá trỡnh $1 - 2$ được biểu diễn bởi phương trính $T = T_1(2- bV)bV$ (với $b$ là một hằng số dương và thể tích $V_2\gt V_1$). Qúa trình $2 - 3$ có áp suất không đổi. Qúa trình $3 - 1$ biểu diễn bởi phương trình: $T= T_1b^2V^2$. Biết nhiệt độ ở trạng thái $1$ và $2$ là: $T_1$ và $0\text{,}75T_1$. Hãy tính công mà khối khí thực hiện trong chu trình đó theo$R$ và $T_1$ ($R$ là hằng số khí).

Nhập đáp số Vào đây (làm tròn đến 2 chữ số thập phân, ví dụ $2\text{,}37RT1$):


Câu 3. Điện - 2,5 điểm

Hai tụ điện phẳng không khí giống nhau có điện dung $0\text{,}4.10^{-6}\ \text{F}$ mắc song song và được tích đến hiệu điện thế $U=3\ \text{V}$ rồi ngắt khỏi nguồn. Hai bản của một tụ cố định, còn hai bản của tụ kia có thể chuyển động tự do.Tìm vận tốc của các bản tự do tại thời điểm mà khoảng cách giữa chúng giảm đi một nửa. Biết khối lượng của mỗi bản tụ là $10\ \text{g}$, bỏ qua tác dụng của trọng lực.

Nhập đáp số Vào đây (làm tròn đến 2 chữ số thập phân, ví dụ 2,37):


Câu 4. Từ - 2,5 điểm

Hai vòng dây dẫn tròn có bán kính khác nhau đặt trong cùng một mặt phẳng và ở trong cùng một từ trường có cảm ứng từ tăng đều theo thời gian $B = B_0 + kt$ ($B_0$, $k$ là hằng số). Véctơ cảm ứng từ hợp với pháp tuyến vòng dây một góc $\alpha$. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây nào sẽ lớn hơn nếu khối lượng của hai vòng dây là như nhau và được chế tạo bằng cùng một vật liệu?

Nhập đáp số Vào đây (Nếu dòng qua vòng dây bán kính lớn có cường độ lớn hơn thì nhập 1, nhỏ hơn nhập -1, bằng thì nhập 0):



Nguyễn Đình Tấn - Giáo viên vật lý - Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình

0 nhận xét:

Đăng nhận xét