Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

Giải chi tiết Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý - Dạy học sáng tạo - 120424

Xin giới thiệu đến các bạn lời Giải chi tiết Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý - Dạy học sáng tạo - 120424 của trung tâm DẠY HỌC SÁNG TẠO phát hành ngày 12 tháng 4 năm 2024, nhằm giúp các em học sinh rèn luyện thêm kĩ năng chuẩn bị bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Vật lý.

Nếu chưa có Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý - Dạy học sáng tạo - 120424, các em có thể xem tại đây: Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý - Dạy học sáng tạo - 120424

Câu I

1. Khoảng cách giữa hai thuyền sau thời gian 10 phút kế từ khi chúng xuất phát

Vận tốc thuyền đi xuôi dòng \begin{align} v_\text{x}&=v+u\\ &=5+2=7\ \text{m/s} \end{align} Vận tốc thuyền đi ngược dòng \begin{align} v_\text{n}&=v-u\\ &=5-2=3\ \text{m/s} \end{align} Do hai thuyền chạy ngược chiều nhau nên khoảng cách giữa hai thuyền sau thời gian $t_0=10\ \text{min}=600\ \text{s}$ được tính bằng \begin{align} d_1&=\left(v_\text{x}+v_\text{n}\right)\cdot t_1\\ &=\left(7+3\right)\cdot 600=6000\ \text{m} \end{align} 2. Hai thuyền quay lại và về điểm xuất phát cùng lúc
a. Tỉ số $\frac{t_1}{t_2}$ Quãng đường thuyền đi xuôi với thời gian $t_1$ là $$s_\text{x}=v_\text{x}t_1$$ Quãng đường thuyền đi ngược với thời gian $t_2$ là $$s_\text{n}=v_\text{n}t_2$$ Vẫn các quãng đường đó, các vật đi quay lại nơi xuất phát sẽ mất các thời gian $$ t_1'=\frac{s_\text{x}}{v_\text{n}}=\frac{v_\text{x}}{v_\text{n}}t_1\\ t_2'=\frac{s_\text{n}}{v_\text{x}}=\frac{v_\text{n}}{v_\text{x}}t_2 $$ Tổng thời gian cả đi và về của các thuyền bằng nhau và bằng \begin{align} t=t_1+t_1'=t_2+t_2'\\ \end{align} Tức là $$t_1+\frac{v_\text{x}}{v_\text{n}}t_1=t_2+\frac{v_\text{n}}{v_\text{x}}t_2$$ Suy ra tỉ số \begin{align} \frac{t_1}{t_2}&=\frac{1+\frac{v_\text{n}}{v_\text{x}}}{1+\frac{v_\text{x}}{v_\text{n}}}\\ &=\frac{1+\frac{3}{7}}{1+\frac{7}{3}}\\ &=\frac{3}{7} \end{align} b. Khoảng cách lớn nhất giữa hai thuyền
Ta có thể vẽ đồ thị biểu diễn chuyển động của các thuyền.
Trên đồ thị ta thấy khoảng cách xa nhất giữa hai thuyền bằng khoảng cách giữa chúng khi thuyền đi xuôi bắt đầu đổi chiều chuyển động, khoảng cách này là \begin{align} d_\text{max}&=t_1\left(v_\text{x}+v_\text{n}\right)\\ \end{align} Trong đó $t_1$ được xác định từ hệ phương trình \begin{cases} \frac{t_1}{t_2}=\frac{3}{7}\\ t_1+t_2=30\cdot 60 \end{cases} $$\Rightarrow t_1=540\ \text{s}$$ Bây giờ \begin{align} d_\text{max}&=t_1\left(v_\text{x}+v_\text{n}\right)\\ &=540\left(7+3\right)\\ &=5400\ \text{m} \end{align}

Câu II

1. Nhiệt lượng từ chiếc thìa truyền sang cốc nước lạnh
Nhiệt độ ban đầu của thìa là $𝑡_1$. Sau khi nhúng vào cốc nước lạnh có nhiệt độ $𝑡_2$, chiếc thìa truyền nhiệt lượng $$Q_\text{t}=m_\text{t}c_\text{t}\left(t_1-t_\text{n1}\right)$$ Trong đó $t_\text{n1}$ là nhiệt độ cân bằng của thìa và nước. Phương trình cân bằng nhiệt là $$m_\text{t}c_\text{t}\left(t_1-t_\text{n1}\right)=DV_2c\left(t_\text{n1}-t_2\right)\\ $$ $$ t_{\mathrm{n} 1}=\frac{m_{\mathrm{t}} c_{\mathrm{t}} t_1+\rho V_2 c t_2}{m_{\mathrm{t}} c_{\mathrm{t}}+\rho V_2 c} \approx 10.70\ ^{\circ}\mathrm{C} $$ Bây giờ thì ta tính được nhiệt lượng $$ Q_{\mathrm{t}}=\frac{m_{\mathrm{t}} c_{\mathrm{t}} \rho V_2 c}{m_{\mathrm{t}} c_{\mathrm{t}}+\rho V_2 c}\left(t_1-t_2\right) \approx 1.468 \mathrm{~kJ} . $$ 2. Độ giảm nhiệt độ của tách trà sau khi bỏ chiếc thìa trở lại
Sau khi nhúng lại thìa vào tách trà, quá trình trao đổi nhiệt sẽ lại xảy ra và nhiệt độ cân bằng của trà là $𝑡_\text{t2}$. Phương trình cân bằng nhiệt $$m_\text{t}c_\text{t}\left(t_\text{t2}-t_\text{n1}\right)=DV_1c\left(t_\text{n1}-t_\text{t2}\right)$$ $$ t_{\mathrm{t} 2}=\frac{m_{\mathrm{t}} c_{\mathrm{t}} t_{\mathrm{n} 1}+\rho V_1 c t_1}{m_{\mathrm{t}} c_{\mathrm{t}}+\rho V_1 c} \approx 78.3\ ^{\circ} \mathrm{C} \text {. } $$ Nhiệt độ của tách trà đã giảm đi $$\Delta t_1=-1.7\ ^\text{o}\text{C}$$ 3. Nhiệt độ thấp nhất có thể đạt được nếu cứ đưa chiếc thìa qua lại giữa tách trà và cốc nước
Nhiệt độ thấp nhất đạt được khi nhiệt độ trà không giảm được nữa và nhiệt độ nước lạnh không tăng được nữa. Điều này chỉ xảy ra khi nhiệt độ của cả trà, thìa và nước lạnh bằng nhau. Nhiệt độ đó ta đặt là $t_\text{min}$. Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt $$ \left(m_{\mathrm{t}} c_{\mathrm{t}}+\rho V_1 c\right)\left(t_1-t_{\mathrm{min}}\right)=\rho V_2 c\left(t_{\mathrm{min}}-\mathrm{t}_2\right), $$ $$ t_{\mathrm{min}}=\frac{\left(m_{\mathrm{t}} c_{\mathrm{t}}+\rho V_1 c\right) t_1+\rho V_2 c t_2}{m_{\mathrm{t}} c_{\mathrm{t}}+\rho\left(V_1+V_2\right) c}=30.4\ ^{\circ} \mathrm{C} $$ 4. Số lần chuyển để nhiệt độ đạt thấp nhất
Ông Năm có thể kết luận rằng sự chênh lệch nhiệt độ thu được là $80\ \text{°C} − 30.4\ \text{°C} = 49.6\ \text{°C}$ là xấp xỉ 29 lần mức giảm của $1.7\ \text{°C}$ ($49.6 / 1.7 \approx 29$). Như lời giải ở phần 1. cho thấy, nhiệt lượng truyền phụ thuộc vào chênh lệch nhiệt độ giữa trà và nước. Tuy nhiên, sự chênh lệch này giảm dần sau mỗi lần chuyển, do đó, nhiệt độ sẽ không ở mức $1.7\ \text{°C}$ mỗi lần. Số lần truyền nhiệt bằng thìa sẽ phải rất lớn, về mặt lý thuyết là vô hạn. Vậy là dự đoán của ông Năm đã sai.

Câu III

1. Các số chỉ ampe kế $\text{A}_1$, số chỉ vôn kế $\text{V}_1$ và hiệu điện thế $U$
Ta quy ước các điện trở và các điểm nút như hình dưới đây:

Hình thứ nhất cho câu 3 - Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý - Dạy học sáng tạo - 120424

Ta vẽ lại mạch như hình dưới đây theo quy tắc chập các nút và bỏ các nhánh có vôn kế:

Hình thứ hai cho câu 3 - Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý - Dạy học sáng tạo - 120424

$$ R_{13}=\frac{R}{2}\\ R_\text{tđ}=R_{13}+R=\frac{3}{2}R\\ I=\frac{U}{R_\text{tđ}}=\frac{2U}{3R} $$ Do $R_1=R_3=R$ nên $$I_1=I_3=\frac{I}{2}=\frac{U}{3R}$$

Để có đầy đủ các dòng điện, ta biểu diễn các dòng điện trong mạch đầy đủ. Và chú ý rằng chỉ có dòng điện chạy trong các nhánh của mạch mới (Hình 2), các nhánh không có trong Hình 2 thì không có dòng điện chạy qua. Ta vẽ lại mạch tổng thể như hình dưới đây:

Hình thứ ba cho câu 3 - Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý - Dạy học sáng tạo - 120424

Từ Hình 4 ta thấy số chỉ ampe kế $\text{A}_2$ chính là $I_3$, tức là $$I_3=20\ \text{mA}$$ Và theo đó thì số chỉ ampe kế $\text{A}_1$ là $I_1$ cũng bằng $I_3$ và bằng $$I_1=20\ \text{mA}$$ Số chỉ vôn kế $\text{V}_2$ là $U_\text{GB}=U_\text{NB}$, bởi vì dòng điện qua $R_4$ bằng không nên $U_\text{NG}=0$. Mà theo Hình 3 thì $U_\text{NB}=U$. Như vậy $$U=6\ \text{V}$$ Số chỉ vôn kế $\text{V}_1$ là \begin{align} U_{\text{V}_1}=U_\text{QB}&=IR_5\\ &=\frac{2U}{3R}R\\ &=\frac{2U}{3}=4\ \text{V} \end{align} 2. Tính điện trở $R$
\begin{align} R=R_5&=\frac{U_{\text{V}_1}}{I}\\ &=\frac{4}{2\cdot 20}\\ &=0.1\ \text{k}\Omega \end{align} 3. Đổi chỗ ampe kế $\text{A}_2$ với vôn kế $\text{V}_2$
Bỏ các vôn kế đi, ta vẽ lại mạch như Hình 5 như sau:

Hình thứ tư cho câu 3 - Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý - Dạy học sáng tạo - 120424

Vì các điện trở giống nhau nên đây là mạch cầu cân bằng, và do đó không có dòng điện chạy qua cầu $R_3$, cường độ dòng điện qua các nhánh là bằng nhau \begin{align} I_1=I_2&=\frac{U}{2R}\\ &=\frac{6}{2\cdot 0.1}\\ &=30\ \text{mA} \end{align} Số chỉ các ampe kế bằng nhau và bằng 30 mA.
Số chỉ các vôn kế cũng bằng nhau: $$U_{\text{V}_1}=U_{\text{V}_2}=\frac{U}{2}=3\ \text{V}$$

Câu IV

1. Khoảng cách ảnh - vật

Hình thứ nhất cho câu 4 - Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý - Dạy học sáng tạo - 120424

Từ hình vẽ ta có: $$ \frac{h'}{h}=\frac{d'}{d}=\frac{d'-f}{f}=\frac{f}{d-f}\\ $$ \begin{align} d'&=\frac{df}{d-f}\\ &=\frac{15\cdot 10}{15-10}\\ &=30\ \text{cm} \end{align}

Khoảng cách giữa ảnh và vật là $$SS_1=d+d'=15+30=45\ \text{cm}$$ 2. Đổi thấu kính hội tụ bằng thấu kính phân kì
Ta vẽ hình như Hình 7 sau đây.

Hình thứ hai cho câu 4 - Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý - Dạy học sáng tạo - 120424

$$\frac{h''}{h}=\frac{d''}{d}=\frac{f-d''}{f}$$ \begin{align} d''&=\frac{df}{d+f}\\ &=\frac{15\cdot 10}{15+10}\\ &=6\ \text{cm} \end{align} Khoảng cách giữa hai ảnh $$S_1S_2=d''+d'=6+30=36\ \text{cm}$$ 3. Đặt $\text{L}_2$ sao cho tia tới và tia ló cùng song song với trục chính
Tia tới $\text{L}_1$ (ta đặt là tia (1)) song song với trục chính thì tia ló ra khỏi $\text{L}_1$ sẽ đi qua tiêu điểm $\text{F}_1$ của thấu kính này (ta đặt tia này là tia (2)). Tia (2) tới thấu kính $\text{L}_2$, tia ló ra khỏi $\text{L}_2$ là tia (3). Để tia (3) cũng song song với trục chính thì tia (2) phải đi qua tiêu điểm $\text{F}_2$ cả thấu kính $\text{L}_2$, như Hình 8 dưới đây.

Hình thứ ba cho câu 4 - Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý - Dạy học sáng tạo - 120424

Vậy tia (2) đi qua cả $\text{F}_1$ và $\text{F}_2$, tức là tiêu điểm của hai thấu kính trùng nhau. Trong khi tiêu cự hai thấu kính bằng nhau, suuy ra phải đặt hai thấu kính sát nhau. Khoảng cách giwxh hai thấu kính $\ell=0$.

Câu V

Đo điện trở một cách chính xác nhất.
Để tăng độ chính xác của phép đo, bạn có thể làm như sau: Đầu tiên, dựng mạch điện theo sơ đồ như hình 9.

Hình thứ nhất cho câu 5 - Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý - Dạy học sáng tạo - 120424

Ta xác định được điện trở của ampe kế $r_\text{A}$: $$r_\text{A}=\frac{U_1}{I_1}$$ trong đó $I_1$ và $U_1$ là số chỉ của ampe kế và vôn kế.
Sau đó lắp mạch điện theo sơ đồ như Hình 10.

Hình thứ hai cho câu 5 - Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý - Dạy học sáng tạo - 120424

Và từ phương trình $$I_2\left(R_x+r_\text{A}\right)=U_2$$ Trong đó $I_2$ và $U_2$ là số chỉ của ampe kế và vôn kế. Suy ra điện trở $R_x$: $$R_x=\frac{U_2}{I_2}-r_\text{A}=\frac{U_2}{I_2}-\frac{U_1}{I_1}$$



Nguyễn Đình Tấn - Giáo viên vật lý - Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024

Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2009 - 2010

Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2009 - 2010

Random Quiz xin gửi đến các ban Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 11 cấp tỉnh Quảng Bình năm học 2009 - 2010. Đề thi được biên soạn nhằm mục đích: Đánh giá chất lượng học tập môn Vật lý của học sinh lớp 11 THPT trên địa bàn tỉnh; Khuyến khích học sinh học tập, nghiên cứu môn Vật lý, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lý trong các trường THPT.

Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2009 - 2010 gồm 5 bài toán, với thời gian làm bài là 180 phút. Đề thi được biên soạn bám sát chương trình môn Vật lý lớp 11, đồng thời chú trọng đến tính ứng dụng thực tế và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.

Hy vọng rằng đề thi này sẽ là tài liệu hữu ích cho các thầy cô giáo và các em học sinh trong quá trình ôn tập và luyện thi học sinh giỏi môn Vật lý cấp tỉnh.

Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2009 - 2010

Câu 1. Cơ - 2,5 điểm

Một tấm ván AB mỏng, đồng chất, có độ dài $l = 1\text{,}6\ \text{m}$, khối lượng $m_1 = 4\text{,}5\ \text{kg}$ có thể quay quanh một trục cố định O $\left(OA = 40\ \text{cm}\right)$ và được tựa lên một giá đỡ $\text{G}$ để ván có vị trí nằm ngang. Lấy $g = 10\ \text{m/s}^2$.

Hình cho câu 1 - Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2007 - 2008
  1. Đặt một vật khối lượng $m_2 = 6\ \text{kg}$ vào đầu $\text{B}$, hệ số ma sát trượt giữa vật và ván là $\mu$. Hỏi phải truyền cho vật tốc độ nhỏ nhất bằng bao nhiêu dọc theo ván để ván có thể quay quanh $\text{O}$?

  2. Nếu treo vật khối lượng $m = 2\ \text{kg}$ vào đầu $\text{A}$ bởi một sợi dây thì thấy ván không quay. Làm cho dây lệch khỏi phương thẳng đứng một góc $90^0$ (hình 1) rồi buông nhẹ, ván bắt đầu quay quanh $\text{O}$ khi dây hợp với phương thẳng đứng một góc $\alpha$. Tính góc $\alpha$.

Nhập đáp số ý 1. Vào đây (làm tròn đến 2 chữ số thập phân, ví dụ 2,37):

Nhập đáp số ý 2. Vào đây (làm tròn đến 2 chữ số thập phân, ví dụ 8,00):


Câu 2. Nhiệt - 2,0 điểm

Một bình chứa khí oxi nén ở áp suất $P_1 = 1\text{,}5.10^7\ \text{Pa}$ và nhiệt độ $t_1 = 37\ ^\text{o}\text{C}$ có khối lượng (bình và khí) $M_1 = 50\ \text{kg}$. Sử dụng khí một thời gian, áp kế chỉ $P_2 = 5.10^6\ \text{Pa}$ ở nhiệt độ $t_2 = 7\ ^\text{o}\text{C}$, khối lượng của bình và khí là $M_2 = 49\ \text{kg}$. Hỏi còn bao nhiêu $\text{kg}$ khí trong bình? Tính thể tích của bình.

Nhập đáp số Vào đây (làm tròn đến 3 chữ số thập phân, ví dụ $2\text{,}372)$:



Câu 3. Điện - 2,0 điểm

Cho mạch điện như hình 2, trong đó $R = 100\ \text{Ω}$, $C = 10\ \text{μF}$, $U_0 = 10\ \text{V}$.

Hình cho câu 3 - Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2009 - 2010

Khóa $\text{K}$ đóng trong thời gian $Δt_1 = 10^{-3}\ \text{s}$ và khóa $\text{K}$ mở trong thời gian $Δt_2 = 20.10^{-3}\ \text{s}$. Với chế độ đóng, ngắt tuần hoàn như trên thì ampe kế chỉ một giá trị xác định (kim ampe kế gần như không rung). Hãy tính số chỉ của ampe kế. Biết rằng điện trở trong của nguồn điện và điện trở của ampe kế không đáng kể.

Nhập đáp số Vào đây (làm tròn đến 2 chữ số thập phân, ví dụ 2,37):


Câu 4. Từ - 2,0 điểm

Một thanh kim loại $\text{MN}$ chiều dài $l=20\ \text{cm}$, điện trở $R=5\ \Omega$, khối lượng $m=200\ \text{g}$ đặt vuông góc với hai thanh ray song song, nằm ngang và nối với nguồn điện có suất điện động $E=6.2\ \text{V}$, điện trở trong $r=1\ \Omega$. Hệ thống đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ hướng thẳng đứng xuống dưới với độ lớn $B=0.5\ \text{T}$. Hệ số ma sát trượt giữa thanh $\text{MN}$ và các thanh ray bằng $μ=0.05$. Bỏ qua điện trở của các thanh ray và điện trở tại các chỗ tiếp xúc. Hãy mô tả chuyển động của thanh $\text{MN}$. Tính vận tốc lớn nhất của thanh trong quá trình chuyển động.

Hình cho câu 4 - Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2009 - 2010

Nhập đáp số Vào đây, làm tròn số đến 2 chữ số thập phân, ví dụ 2,10:


Câu V. Phương án thực hành - 1,5 điểm

Hãy lập phương án thí nghiệm để xác định suất điện động và điện trở trong của pin với các dụng cụ thí nghiệm sau: Một pin cần xác định các giá trị trên; một biến trở; một vôn kế ; một ampe kế; một ngắt điện, bảng điện và dây nối.



Nguyễn Đình Tấn - Giáo viên vật lý - Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2007 - 2008

Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2007 - 2008

Xin chia sẻ cùng các bạn Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2007 - 2008. Đây là đề thi học sinh giỏi vật lý 11 dành cho học sinh ngoài khối Chuyên. Đề được đánh giá là có độ khó trung bình, phù hợp với năng lực của học sinh lớp 11. Đề thi bám sát chương trình học, phân bố kiến thức đều cả ba phần: Cơ học, Nhiệt học, Điện từ. Các câu hỏi trong đề thi được đánh giá là có tính phân loại cao, giúp phân biệt học sinh giỏi với học sinh khá. Chúc các bạn học sinh ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi vật lý 11!

Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2007 - 2008

Câu 1. Chuyển động tròn đều - 2,5 điểm

Một quả cầu nhỏ có khối lượng $m = 500\ \text{g}$ được buộc vào 2 sợi dây nhẹ, không giãn. Hai đầu còn lại buộc vào hai đầu một thanh thẳng đứng. Cho hệ quay xung quanh trục thẳng đứng qua thanh với tốc độ góc $\omega$. Khi quả cầu quay trong mặt phẳng nằm ngang và các sợi dây tạo với nhau thành một góc $90^0$ (Hình 1).

Hình cho câu 1 - Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình 2007 - 2008

Chiều dài của dây trên là $a = 30\ \text{cm}$, của dây dưới là $b = 40\ \text{cm}$. Cho gia tốc rơi tự do $g = 10\ \text{m/s}^2$. Tính:

  1. Lực căng các sợi dây khi hệ quay với $\omega = 8\ \text{rad/s}$.

  2. Vận tốc góc để dây trên bị đứt, biết rằng dây bị đứt khi lực căng của nó $T = 12\text{,}6\ \text{N}$.

Nhập đáp số ý 1. Vào đây (làm tròn đến 2 chữ số thập phân, ví dụ 2,37):


Nhập đáp số ý 2. Vào đây (làm tròn đến 2 chữ số thập phân, ví dụ 8,00):


Câu 2. Nhiệt - 2,5 điểm

Một mol khí lí tưởng thực hiện chu trình $1-2-3-1$. Trong đó, quá trỡnh $1 - 2$ được biểu diễn bởi phương trính $T = T_1(2- bV)bV$ (với $b$ là một hằng số dương và thể tích $V_2\gt V_1$). Qúa trình $2 - 3$ có áp suất không đổi. Qúa trình $3 - 1$ biểu diễn bởi phương trình: $T= T_1b^2V^2$. Biết nhiệt độ ở trạng thái $1$ và $2$ là: $T_1$ và $0\text{,}75T_1$. Hãy tính công mà khối khí thực hiện trong chu trình đó theo$R$ và $T_1$ ($R$ là hằng số khí).

Nhập đáp số Vào đây (làm tròn đến 2 chữ số thập phân, ví dụ $2\text{,}37RT1$):


Câu 3. Điện - 2,5 điểm

Hai tụ điện phẳng không khí giống nhau có điện dung $0\text{,}4.10^{-6}\ \text{F}$ mắc song song và được tích đến hiệu điện thế $U=3\ \text{V}$ rồi ngắt khỏi nguồn. Hai bản của một tụ cố định, còn hai bản của tụ kia có thể chuyển động tự do.Tìm vận tốc của các bản tự do tại thời điểm mà khoảng cách giữa chúng giảm đi một nửa. Biết khối lượng của mỗi bản tụ là $10\ \text{g}$, bỏ qua tác dụng của trọng lực.

Nhập đáp số Vào đây (làm tròn đến 2 chữ số thập phân, ví dụ 2,37):


Câu 4. Từ - 2,5 điểm

Hai vòng dây dẫn tròn có bán kính khác nhau đặt trong cùng một mặt phẳng và ở trong cùng một từ trường có cảm ứng từ tăng đều theo thời gian $B = B_0 + kt$ ($B_0$, $k$ là hằng số). Véctơ cảm ứng từ hợp với pháp tuyến vòng dây một góc $\alpha$. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây nào sẽ lớn hơn nếu khối lượng của hai vòng dây là như nhau và được chế tạo bằng cùng một vật liệu?

Nhập đáp số Vào đây (Nếu dòng qua vòng dây bán kính lớn có cường độ lớn hơn thì nhập 1, nhỏ hơn nhập -1, bằng thì nhập 0):



Nguyễn Đình Tấn - Giáo viên vật lý - Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình